
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ là một trong những xu thế đang được nhiều nhà sản xuất trên thế giới quan tâm và áp dụng. Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thực tế cũng đang ngày càng gia tăng. Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhấn mạnh vào hoạt động canh tác trong đó giảm thiếu tối đa sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài nhằm đáp ứng các mục tiêu sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng công nghệ, vật tư, nguyên liệu không có nguồn gốc tự nhiên, duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất (từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển).
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017 Nông nghiệp hữu cơ, bao gồm:
– TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
– TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
– TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,
– TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,
– TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,
– TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,
– TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là một giải pháp hiệu quả cho các nhà sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đi theo định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững.
Chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ là bằng chứng cam kết cho việc sản xuất nông nghiệp bền vững, an toàn trở thành một yếu tố cần thiết để các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thừa nhận rộng rãi trong cả nước và đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ Việt Nam.
Lợi ích của chứng nhận hữu cơ
– Giúp các nhà sản xuất xây dựng áp dụng và vận hành hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp theo định hướng hữu cơ một cách bài bản thông qua việc kiểm soát từ vật tư, nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra.
– Tạo ra sản phẩm an toàn một cách ổn định và bền vững. Đồng thời giữ được tính hữu cơ trong quá trình sản xuất.
– Không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
– Đem lại tính ổn định về chất lượng, an toàn và hiệu quả sản xuất lâu dài.
– Được sử dụng dấu chứng nhận và tạo niềm tin cho khách hàng.
– Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm cơ sở cho việc xuất khẩu.
– Phù hợp với xu thế phát triến và được thừa nhận trên phạm vi toàn quốc.
– Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn, chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
– Đáp ứng các qui định của nhà nước và các bên liên quan.
(Hình ảnh dấu hiệu chứng nhận hữu cơ quốc gia Việt Nam theo TCVN 11041)

Các chứng nhận hữu cơ khác:

Hiện các chứng nhận hữu cơ đang được sử dụng phổ biến và được tin dùng gồm có:
- Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, Ủy ban hữu cơ quốc gia (USDA): tiêu chuẩn có độ tin cậy cao bởi tiêu chuẩn này có các yêu cầu nghiêm ngặt về thành phần, sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được phép sử dụng logo, ngoài ra trong quá trình chế biến phải đảm bảo không được phép có chưa chất bảo quản tổng hợp và thành phần hóa học
- Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (Australian Certified Organic – ACO): Các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. Các thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên hay các chất bảo quản/phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại được sử dụng không được phép chiếm quá 5% thành phần còn lại
- NSF (Mỹ – 2009): dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. NSF yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là “made with organic” (làm từ thành phần hữu cơ).
- BDIH (Đức-1995): BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể. Với chứng nhận này một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH.
- PGS (Participatory Guarantee System): Chứng nhận PGS là chứng nhận cấp cho các nhóm hoặc các nông dân sản xuất tuân theo quy trình và các tiêu chuẩn PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn SXNN hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ NN&PTNT ban hành.
Lý do lựa chọn dịch vụ chứng nhận của VINACAB
- Được thừa nhận – VINACAB được Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (Thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF) phê duyệt năng lực và cấp Giấy chứng nhận hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn – VINACAB là tổ chức chứng nhận có đội ngũ chuyên gia đánh với trình độ, kinh nghiệm chuyên sau, luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp hướng đến lợi ích của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ – VINACAB được xây dựng trên chính sách hướng tới sự phát triển bền vững với dịch vụ “Minh Bạch – Khách Quan – Trách Nhiệm” trước trong và sau quá trình đánh giá chứng nhận.