VietGAP là từ viết tắt VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICE là một bộ Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam, do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đối với từng sản phẩm: Trồng trọt; Chăn nuôi và Thủy sản.

Lợi ích khi chứng nhận VietGAP
1. Tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng được kênh phân phối trực tiếp vào cửa hàng, siêu thị, trường học, khách sạn.
Việc đạt được Chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo VietGAP là một bằng chứng về thực phẩm an toàn và tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các cơ sở sản xuất. Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều đang thiết lập mô hình chuỗi thực phẩm an toàn để cung cấp vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, trường học, khách sạn và điều kiện để tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn đối với các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt là phải có chứng nhận VietGAP, chứng chỉ VietGAP là một trong các yêu cầu gần như bắt buộc.
2. Tạo niềm tin với khách hàng và đối tác
Cơ sở sản xuất đạt được chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo VietGAP là một bằng chứng về thực phẩm an toàn, đó như một lời cam kết chất lượng và an toàn của sản phẩm đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.
3. Giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm
Nếu cơ sở áp dụng triệt để và tuân thủ theo các nguyên tắc của VietGAP thì chi phí sản xuất sẽ giảm do áp dụng các biện pháp khoa học trong bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho đất, phòng ngừa sâu bệnh gây hại thì sẽ giảm lãnh phí khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan mà không đem lại hiệu quả.
4. Tạo cơ hội xuất khẩu cho hàng nông sản
Tiêu chuẩn VietGAP được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P (quốc tế), JGAP (Nhật bản) do đó khi doanh nghiệp đạt được chứng chỉ VIETGAP sẽ tạo cơ hội rất lớn để có thể xuất khẩu sản phẩm.
Quy trình đánh giá chứng nhận VIETGAP

VIETGAP Trồng trọt

Tại Việt Nam, năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1. Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn VIETGAP trồng trọt
Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng cho hoạt động canh tác, trồng trọt tất cả các sản phẩm nông sản sử dụng làm thực phẩm bao gồm:
– Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại;
– Trái cây các loại;
– Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …);
– Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều, …
2. Các yêu cầu chính trong Tiêu chuẩn VIETGAP trồng trọt
Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo:
– An toàn Thực phẩm – không gây nguy hại, ngộ độc cho người tiêu dùng;
– An toàn cho môi trường và hệ sinh thái xung quanh;
– An toàn lao động cho người sản xuất, canh tác nông nghiệp;
– Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
VIETGAHP Chăn nuôi

VIETGAP chăn nuôi hay VietGAHP chăn nuôi do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xây dựng và ban hành ngày 10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.
VIETGAP (là từ viết tắt của VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICE) là một bộ Tiêu chuẩn/Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Đối với lĩnh vực chăn nuôi thì ngoài cụm từ VIETGAP thì từ VietGAHP (Vietnam Good Animal Husbandry Practices – Quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam) cũng được sử dụng.
Đối với lĩnh vực trồng trọt thì các quy định VIETGAP được ban hành dưới dạng TCVN (Tiêu chuẩn Quốc gia) còn ở lĩnh vực chăn nuôi thì các quy định VIETGAP chăn nuôi được ban hành dưới dạng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt do Bộ Nông nghiệp ban hành (chưa ban hành dưới dạng Tiêu chuẩn Quốc Gia), nhưng các tiêu chí của VIETGAP chăn nuôi cũng được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEANGAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P (quốc tế), JGAP (Nhật bản), ChinaGAP (Trung Quốc) …
1. Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn VIETGAP cho lĩnh vực chăn nuôi
Quy trình VIETGAP chăn nuôi theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN do Cục Chăn nuôi ban hành, áp dụng cho hoạt động chăn nuôi quy mô trang trại, bao gồm:
– Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
– Bò thịt/Bê thịt
– Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)
– Dê thịt;
– Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ);
– Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);
– Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);
– Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).
Quy trình VIETGAP chăn nuôi theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN do Cục Chăn nuôi ban hành, áp dụng cho hoạt động chăn nuôi quy mô nông hộ, bao gồm:
– Lợn/heo;
– Gà.
2. Các yêu cầu chính trong Quy trình VIETGAP chăn nuôi
Quy trình hay Tiêu chuẩn VIETGAP chăn nuôi tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo vào vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể quy trình VIETGAP chăn nuôi tập trung đảm bảo:
– An toàn Thực phẩm – không gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng;
– An toàn sinh học và môi trường – ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học từ chăn nuôi gây hại đến con người, gia súc, hệ sinh thái và môi trường xung quanh;
– An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi;
– Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
VIETGAP Thủy sản

Ngày 06 tháng 9 năm 2014, Bộ nông nghiệp ra quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP). Quyết định này thay thế cho quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành ngày 05 tháng 07 năm 2011. Bộ tiêu chí về VietGAP thủy sản mới được ban hành này được dựa trên các nguyên tắc:
- Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản.
- Nuôi trồng thuỷ sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người nuôi và các cộng đồng xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng như tăng cường an ninh thực phẩm ở địa phương. Do đó các vấn đề kinh tế-xã hội phải được xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản.
Lý do lựa chọn dịch vụ chứng nhận của VINACAB
- Được thừa nhận – VINACAB được Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (Thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF) phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn – VINACAB là tổ chức chứng nhận có đội ngũ chuyên gia đánh với trình độ, kinh nghiệm chuyên sâu, luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp hướng đến lợi ích của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ – VINACAB được xây dựng trên chính sách hướng tới sự phát triển bền vững với dịch vụ “Minh Bạch – Khách Quan – Trách Nhiệm” trước trong và sau quá trình đánh giá chứng nhận.